Mô tả
Mục Lục Bài Viết >>>
THUỐC TRỪ BỆNH FORTHANE 43SC – ĐẶC TRỊ NẤM BỆNH, XUA TAN ĐẠO ÔN

THÀNH PHẦN FORTHANE 43SC
- Mancozeb………………430g/l
- Phụ gia đặc biệt………570g/
CÔNG DỤNG FORTHANE 43SC

FORTHANE 43SC là thuốc trừ bệnh cao cấp, có phố tác động rộng, tiếp xúc, nội hấp và lưu dẫn cực mạnh (ít bị rửa trôi), có tác dụng như một hàng rào bảo vệ ngăn ngừa nhiều loại nấm bệnh, khống chế nảy mầm của bào tử.
Tiêu diệt nhanh tế bào nấm bệnh gây hại, hiệu quả cao, hiệu lực kéo dài.
Thuốc được đăng ký trừ đạo ôn/ lúa.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG FORTHANE 43SC

Liều lượng: 1.0 – 1.5 lít/ha.
Lượng nước phun 400-600 lít/ha.
Liều dùng 100ml pha bình 25-32 lít nước
Thời gian cách ly an toàn: 7 ngày
KIẾN THỨC NHÀ NÔNG CẦN BIẾT
BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA NHƯ THẾ NÀO?
Bệnh đạo ôn là một trong những bệnh gây nguy hiểm nhất trên cây lúa. Khi dịch bệnh đạo ôn xảy ra trên diện rộng thì sự thiệt hại đến năng xuất và sản lượng sẽ thấy rất rõ nét và có ý nghĩa quan trọng đến kinh tế.
Tác nhân gây bệnh có thể tấn công mọi giai đoạn của cây lúa; bắt đầu từ giai đoạn mạ hoặc sau khi gieo cấy cho đến trước trỗ thì gọi là bệnh đạo ôn lá (hay gọi là bệnh cháy lá). Bệnh có thể gây hại trên cổ lá nên gọi là thối cổ lá, hoặc gây hại trên cổ bông nên gọi là bệnh đạo ôn cổ bông (hay gọi là thối cổ bông) làm lép hạt; đôi khi bệnh có thể gây lem vỏ hạt lúa.
Bệnh nặng sẽ làm mất trắng năng suất nếu bà con nông dân không phát hiện sớm và phòng trị kịp thời.

TRIỆU CHỨNG BỆNH ĐẠO ÔN
Bệnh hại ở các bộ phận trên cây nhưng rõ nhất trên lá, cổ bông, đốt thân.
– Trên lá lúa: vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu xanh xám nhạt(hay gọi xanh dọt dầu loang). Về sau vết bệnh lớn dần có hình thoi, rộng ở phần giữa, nhọn ở 2 đầu, ở giữa vết bệnh màu xám tro, xung quanh nâu đậm, phần tiếp giáp với mô khỏe có màu nâu nhạt.
Khi bệnh nặng các vết bệnh nối liền nhau làm cho lá bị cháy, nơi bị nhiễm nặng có thể bị cháy trụi hoàn toàn, bộ rễ bị thối và lúa không hồi phục
– Trên đốt thân: vết bệnh màu nâu bao quanh đốt thân làm đốt khô, teo lại. Các đốt thân gần gốc bị mục ra làm cho gốc bị gãy đổ.
– Cổ bông, cổ gié: vết bệnh ban đầu là một chấm nhỏ màu đen đoạn cổ giáp tai lá về sau lớn dần làm cổ bông héo, bông lúa trắng hoặc lép lửng.
– Trên hạt: Vết bệnh không định hình, có màu nâu xám. Nấm đen ký sinh ở vỏ trấu và có thể ở bên trong hạt. Hạt giống bị bệnh là nguồn truyền bệnh sang vụ khác.
SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ FORTHANE 43SC
THẦN ĐÈN DIỆT KHUẨN – THUỐC TRỪ BỆNH DO NẤM VÀ VI KHUẨN

THÀNH PHẦN THẦN ĐÈN DIỆT KHUẨN
- Kasugamycin 1g/kg
- Streptomycin sulfate 100g/kg
- Phụ gia vừa đủ 1kg
CÔNG DỤNG THẦN ĐÈN DIỆT KHUẨN

- Hoạt chất Streptomycin sulfate và Kasugamycin là thuốc trừ bệnh cao cấp có tác dụng nội hập mạnh.
- Phòng trừ hiệu quả các bệnh do nấm và vi khuẩn gây hại cây trồng: Xoài, Cam, Quýt, Chanh, Leo, Hồ tiêu, cà phê, ca cao,…
- Lúa: bạc lá (cháy bìa lá)
- Bắp cải, cà chua, hành lá, ớt: lở cổ rễ, héo xanh vi khuẩn, thán thư, thối nhũn.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THẦN ĐÈN DIỆT KHUẨN

- Ớt: Thán thư: 0.1 – 0.2 kg/ha . Lượng nước 400 – 500 lít/ha. Phun thuốc khi tỷ lệ bệnh khoảng 3-8%
- Hành: Thối nhũn: 0.1 – 0.2 kg/ha. Lượng nước 400 – 500 lít/ha. Phun thuốc khi tỷ lệ bệnh khoảng 3-8%
- Cà chua: Héo xanh vi khuẩn: 0.1 – 0.2 kg/ha. Lượng nước 400 – 500 lít/ha. Phun thuốc khi bệnh xuất hiện.
- Lúa: Bạc lá: 0.1 – 0.2 kg/ha. Lượng nước 400 – 500 lít/ha. Phun thuốc khi tỷ lệ bệnh khoảng 5-10%
- Bắp cải: Lở cổ rễ : 0.2kg/ha. Lượng nước 400 – 500 lít/ha. Phun thuốc khi tỷ lệ bệnh khoảng 5-10%.
- Đối với Cây ăn trái : Thán thư, nấm trái, thối cuống…phun thuốc khi bệnh xuất hiện.
- Cách pha: Pha 20-25g cho bình 25 lít, 200g/phuy 200 lít.
- Thời gian cách ly: 7 ngày
Kỹ Sư Nông Học Tư Vấn Kỹ Thuật Miễn Phí 24/7
Đường dây nóng: 0776.742.300
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
————————————————————————————————
NCHUYVN.COM
Chuyên Thuốc BVTV _phân bón_ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn
Hotline kỹ sư Huy Nguyễn tư vấn kỹ thuật: 0776.742.300
1.Link web : KySuHuyNguyen
2.Link web: PhanThuocVietNam
3.Youtube : TrịBệnhChoCâyTrồng
FANPAGE: KỸ SƯ CÂY TRỒNG TỈNH ĐỒNG NAI
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.