NHỆN VÀ TẤT TẦN TẬT NHỮNG ĐIỀU BÀ CON CẦN BIẾT ĐỂ
Chat hỗ trợ
Chat ngay
NHEN HAI CAY TRONG 4
TIN TỨC NÔNG NGHIỆP

NHỆN VÀ TẤT TẦN TẬT NHỮNG ĐIỀU BÀ CON CẦN BIẾT ĐỂ PHÒNG TRỪ

Posted On Tháng Sáu 27, 2024 at 8:51 sáng by / No Comments

Xin cảm ơn!
NHỆN VÀ TẤT TẦN TẬT NHỮNG ĐIỀU BÀ CON CẦN BIẾT ĐỂ PHÒNG TRỪ
Nhện là một trong nhóm dịch hại có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp bà con nông dân thường được nghe nhiều tới việc phòng trừ sâu, bệnh, chuột, cỏ,…trong khi thiệt hại do nhện gây ra là rất lớn, một số cây trồng thiệt chính là do nhện gây ra.
Chúng tôi giới thiệt tới bà con nông dân về đặc điểm, tác hại và biện pháp quản lý nhóm Nhện hại cây trồng để bà con nông dân áp dụng.

ĐẶC ĐIỂM CỦA NHỆN

NHỆN GÂY HẠI - NCHUYVN.COM
NHỆN GÂY HẠI – NCHUYVN.COM

– Nhện hại cây trồng là gì: Là những động vật nhỏ đến rất nhỏ, đa số không nhìn thấy bằng mắt thường, nằm trong bộ ve bét, lớp hình nhện, ngành chân đốt.

– Đặc điểm sinh sản và phát triển của nhện: Đa số nhện sinh sản hữu tính, một số loài sinh sản đơn tính không bắt buộc. Nhóm nhện hại cây còn có 2 kiểu sinh sản khác nữa là. Sinh ra con đực khi trứng không được thụ tinh và sinh ra con cái từ trứng không được thụ tinh.

– Chu kỳ phát triển của nhện hại cây trồng gồm 3 pha: Pha trứng, Pha nhện non có 3 tuổi (Giai đoạn nhện non tuổi 1 có 3 đôi chân và giai đoạn tuổi 2, 3 tiền trưởng thành có 4 đôi chân), Pha trưởng thành. Chỉ có giai đoạn trưởng thành chúng mới có đầy đủ các cơ quan hoàn chỉnh và tiến hành sinh sản.

TÁC HẠI CỦA NHỆN

NHỆN GÂY HẠI - NCHUYVN.COM
NHỆN GÂY HẠI – NCHUYVN.COM
Nhện gây tổn thất vô cùng lớn đối với cây trồng như: Làm dị dạng lá, rụng lá, phá hỏng quả, làm chết cây, truyền các bệnh nguy hiểm cho cây trồng,…

Nhện hại cây bằng cách dùng miệng (kìm) chích vào mô cây, tiết nước bọt vào trong đó và nhờ sức căng bề mặt của dịch cây trào ra vết chích, nhện dùng bơm hút phía sau kìm để hút dịch cây vào ống tiêu hoá, vết chích sâu hay nông lớn hay bé phụ thuộc vào độ lớn của kìm và tập tính dinh dưỡng của từng loài.
Vết thương cơ giới do nhện tạo ra làm cây bị mất nước và bị héo, quá trình trao đổi dinh dưỡng của cây bị xáo trộn, khi nhiều vết thương liên kết lại với nhau làm cho mô lá hoặc mô cây bị biến màu, đa số chuyển sang màu trắng nhạt hơi vàng hoặc hơi nâu rồi chết. Ngoài ra các vết thương do nhện gây ra là nơi để các loại bệnh dễ dàng xâm nhập.

CÁC LOẠI CÂY TRỒNG NHỆN GÂY HẠI

NHỆN GÂY HẠI - NCHUYVN.COM
NHỆN GÂY HẠI – NCHUYVN.COM
Nhện phát sinh gây hại trên hầu hết các loại cây trồng như:
Nhện đỏ, nhện rám vàng (nhện ống), nhện lông nhung: Cây ăn quả: Cam, chanh, bưởi, xoàn, nhãn, vải, hồng, hồng xiêm, táo, na, đào, mậm,…
– Nhện đỏ: Cây công nghiệp: Chè, cà phê, cao su, bông, dâu tằm, đậu các loại, lạc, tiêu, vừng,…
– Hoa cây cảnh: Các loài cây hoa như Hoa hồng, hoa cúc, hoa lan, hoa ly,…Cây cảnh như Mai, si, sanh, quất,…
Nhện gié: Cây lương thực: Lúa, ngô, khoai, sắn,…
– Nhện gié: Cây rau màu thực phẩm: Khoai tây, cà các loại, ớt, dưa chuột, dưa leo, dưa hấu, bầu, bí, hoa thiên lý,…

CÁCH NHẬN BIẾT NHỆN GÂY HẠI CÂY TRỒNG

NHỆN GÂY HẠI - NCHUYVN.COM
NHỆN GÂY HẠI – NCHUYVN.COM

Để nhận biết trên cây trồng có nhện cần phải căn cứ vào màu sắc của lá, vỏ quả (lá biến vàng, hơi cứng, khô mép lá, vỏ quả bị nám,…) và phải sử dụng kính lúp cầm tay có độ phóng đại 10 lần trở lên, kính hiển vi,…để quan sát hoặc có thể dùng một tờ giấy trắng áp sát vào mặt lá nghi có nhện rồi ép nhẹ trên tờ giấy (mở ra nếu trên tờ giấy trắng xuất hiện những vệt đỏ, vàng hoặc dịch nước, các con nhện bị chết để lại các vệt dịch của nó trên giấy) thì chứng tỏ lá đã bị nhện gây hại.

Căn cứ vào số “vết máu” trên giấy để xác định mật số và mức độ gây hại của nhện để có các biện pháp phòng trị kịp thời.

BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỪ NHỆN

NHỆN GÂY HẠI - NCHUYVN.COM
NHỆN GÂY HẠI – NCHUYVN.COM

Biện pháp kỹ thuật canh tác:
Chú ý: Những ruộng đang bị nhện gây hại thì phải ngừng bón thúc đạm, nếu bón thúc thêm đạm nhện sẽ phát triển mạnh hơn; Vười chè phải trồng đủ cây che bóng; Vào mùa hè khô hạn các loại cây như cam, chanh, chè, sắn, các loại rau ăn quả, hoa cây cảnh,…cần tưới đủ nước để cây trồng phát triển khỏe hạn chế tác hại của nhện.
– Vệ sinh đồng ruộng: Thường xuyên thu dọn sạch tàn dư cây trồng trên đồng ruộng hạn chế nguồn thức ăn và mật số của nhện như thu gom tiêu hủy lá, quả rơi rụng trên ruộng và sau thu hoạch. Đối với nhện lông nhung phải thường xuyên theo dõi khi nhện mới phát sinh kịp thời ngắt bỏ những lá, cành bị nhện để giảm mật độ,…
– Tưới nước diệt nhện: Sử dụng vòi tưới phun (càng mạnh càng tốt) lên lá, đặc biệt là mặt sau của lá cho các loại cây như cây rau màu, cây cảnh, cây công nghiệp, cây ăn quả,…có tác dụng rửa trôi nhện làm cho nhện chết vừa bổ sung nước cho cây phát triển, nhất là vào mùa nắng hạn.
– Bảo vệ thiên địch: Bảo vệ các loài bắt mồi ăn thịt như bọ rùa đen nhỏ, bọ cánh ngắn đen nhỏ, nhện chăng lưới nhỏ, ấu trùng loài cánh gân, nhện ăn thịt Phytoseiulus, Amblyseius, Typhlodromus, Mexecheles,…
– Phải thường xuyên thăm đồng, vạch lá kiểm tra nhện. 
 – Sử dụng thuốc BVTV trừ nhện: Khi nhện phát sinh với mật số cao có nguy cơ ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất cây trồng cần phải sử dụng thuốc BVTV để phun trừ, đặc biệt trong những tháng trời nắng nóng khô hạn.

SẢN PHẨM THUỐC TRỪ NHỆN HIỆU QUẢ ĐƯỢC KHUYÊN DÙNG

THUỐC KINAGOLD 23EC – DIỆT SẠCH NHỆN GIÉ GÂY HẠI

THUỐC KINAGOLD 23EC - NCHUYVN.COM
THUỐC KINAGOLD 23EC – NCHUYVN.COM

THÀNH PHẦN THUỐC KINAGOLD 23EC

  • Quinalphos 200g/l 
  • Cypermethrin 30g/l
  • Phụ gia vừa đủ 770g/l

CÔNG DỤNG THUỐC KINAGOLD 23EC

THUỐC KINAGOLD 23EC - NCHUYVN.COM
THUỐC KINAGOLD 23EC – NCHUYVN.COM

KINAGOLD 23EC là thuốc trừ sâu phổ rộng, có tác dụng tiếp xúc, vị độc. 

Thuốc được dùng để diệt trừ nhện gié, sâu cuốn lásâu đục thân hại lúa; sâu xanh hại thuốc lá; rệp sáp hại cà phê; sâu đục quả hại đậu xanh.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC KINAGOLD 23EC

THUỐC KINAGOLD 23EC - NCHUYVN.COM
THUỐC KINAGOLD 23EC – NCHUYVN.COM

LÚA: 

Nhện gié: 0.6l/ha. Phun 500 – 600 lít/ha.

Sâu cuốn lá: 0.75l/ha. Phun 400 – 600 lít/ha.

Sâu đục thân: 0.35 – 0.4l/ha. Phun 400 – 600 lít/ha.

THUỐC LÁ: Sâu xanh: 0.35 – 0.4l/ha. Phun 400 – 600 lít/ha.

CÀ PHÊ: Rệp sáp: 0.35 – 0.4l/ha. Phun 400 – 600 lít/ha.

ĐẬU XANH: Sâu đục quả: 0.35 – 0.4l/ha. Phun 400 – 600 lít/ha.

Kỹ Sư Nông Học Tư Vấn Kỹ Thuật Miễn Phí 24/7

Đường dây nóng: 0776.742.300

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

——————————————————————————————————

HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM

Chuyên Thuốc BVTV _phân bón_ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp

Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn

Hotline kỹ sư Huy Nguyễn tư vấn kỹ thuật: 0776.742.300

1.Link web : KySuHuyNguyen

2.Link web: PhanThuocVietNam

3.Youtube : TrịBệnhChoCâyTrồng

FANPAGE: KỸ SƯ CÂY TRỒNG TỈNH ĐỒNG NAI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *