BỆNH CHẾT NHANH TRÊN HỒ TIÊU - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁ
Chat hỗ trợ
Chat ngay
BENH CHET NHANH 1 NCHUYVN.COM
TIN TỨC NÔNG NGHIỆP

BỆNH CHẾT NHANH TRÊN HỒ TIÊU – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

Posted On Tháng Bảy 27, 2024 at 10:09 sáng by / No Comments

Xin cảm ơn!

BỆNH CHẾT NHANH TRÊN HỒ TIÊU – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

NGUYÊN NHÂN BỆNH CHẾT NHANH TRÊN HỒ TIÊU

BỆNH CHẾT NHANH
BỆNH CHẾT NHANH

Bệnh chết nhanh trên hồ tiêu do một loài nấm sống dưới đất, thích nước: Phytophthora sp (P.capsici, P. nicotianae, P.cinnamomi), do đó ta thấy bệnh chỉ phát triển và lan tràn trong mùa mưa nhất là giai đoạn giữa và đến cuối mùa mưa, đầu mùa khô khoảng tháng 12 – 1 tiêu chết hàng loạt.

Thông thường nấm Phytophthora kết hợp với các loại nấm sống trong đất khác như Pythium, Fusarium, Rhizoctonia… cùng tấn công nên tiêu càng chết nhanh.

Nấm bệnh có thể xâm nhập hầu như tất cả các bộ phận của cây tiêu như lá, rễ, thân, nhánh… nhất là các bộ phận nằm trong và sát mặt đất.

Kinh nghiệm cho thấy bệnh xuất hiện trên các vườn tiêu 3, 4 năm tuổi trở lên và khi thấy trong vườn có 5 – 7 % cây chết thì phần lớn cây trong vườn đều đã bị nấm xâm nhiễm.

CÁCH PHÒNG, TRỪ BỆNH CHẾT NHANH

Đối với bệnh chết nhanh bà con cần phòng bệnh từ đầu vụ.

Một số biện pháp hiệu quả mách bà con như sau:

  • Không trồng quá dày, vào mùa khô nên xén tỉa nhánh sát mặt đất (cách mặt đất 20 – 30cm). Biện pháp này tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả để phòng bệnh.
  • Xen canh: Theo kinh nghiệm các nước Ấn Độ, Philipinnes cho thấy trồng xen tiêu với cà phê, dừa … sẽ giảm bệnh chết nhanh. Không trồng chung với cao su, cây ăn trái như sầu riêng, xoài.
  • Sử dụng cây con sạch bệnh: Không lấy hom trong vườn đã bị bệnh chết nhanh, tuyến trùng, mầm bệnh… đất trong bầu phải được xử lý bằng nhiệt độ, formol… để trừ sâu, bệnh.
  • Giống kháng: Hiện nay chưa có giống kháng mạnh với bệnh chết nhanh, tuy nhiên hình như các giống tiêu khác nhau có tính chống chịu khác nhau đối với bệnh này.
  • Phủ cỏ, rơm rạ quanh gốc tiêu để tạo một lớp thảm thực vật tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển. Nếu có thể trồng cỏ họ đậu trong vườn tiêu để tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động.
BỆNH CHẾT NHANH
BỆNH CHẾT NHANH
  • Hạn chế tối đa gây vết thương cho vùng rể, thân…cây tiêu: vì nấm có thể xâm nhập qua các vết thương: do con người khi ta chăm sóc, do tuyến trùng, do côn trùng chích hút như rệp sáp,…
  • Thoát nước triệt để : Để hạn chế bệnh chết nhanh, cần phải hạ mức thuỷ cấp xuống càng sâu, càng tốt, tối thiểu cũng phải bảo đảm 6 – 8 tấc tính từ mặt đất trở xuống không được đọng nước, nếu cần thiết phải lên mô để trồng.
    Trung bình cứ 2 hàng tiêu, có một mương, mương vừa giúp thoát nước, vừa hạn chế tuyến trùng và mầm bệnh lây lan qua nước. Ngoài ra khi từ đầu, thiết kế vườn, nên chọn khu đất cao, triền thay vì đất thấp, trũng.
  • Bón phân hợp lý: Bón phân ầy đủ, cân đối và hợp lý giúp tiêu chống chịu bệnh tốt hơn, cần chú ý bổ sung Mg và vôi. Cần phải tăng cường tối đa bón phân hữu cơ cho tiêu vì vừa cung cấp thêm dinh dưởng, vi lượng cho cây, vừa tăng cường hệ vi sinh vật đối kháng nấm Phytophthora.
  • Vệ sinh đồng ruộng: Thường xuyên thu nhặt tàn dư thực vật trong vườn, mang đi đốt. Vườn tiêu bị bệnh không nên trồng lại ngay, cần chờ ít nhất 1 – 2 năm, mới nên trồng lại sau khi đã xử lý mầm bệnh.
  • Phòng trừ tích cực các loài côn trùng hại rễ như rệp sáp rễ, rệp sáp gốc, các loài tuyến trùng gây hại vùng rễ.
  • Xử lý bằng hóa chất : dùng sản phẩm MATAXYL 500 đặc trị chết nhanh, thối rễ trên hồ tiêu

MATAXYL 500 – CHUYÊN TRỊ NỨT THÂN XÌ MỦ VÀNG LÁ THỐI RỄ

MATAXYL 500
MATAXYL 500

THÀNH PHẦN MATAXYL 500

Metalaxyl: 250g/l

CÔNG DỤNG MATAXYL 500

MATAXYL 500
MATAXYL 500

ACODYL 25EC là thuốc phòng trừ bệnh phổ rộng có tác dụng lưu dẫn mạnh, thuốc xâm nhập và di chuyển nhanh trong cây để tiêu diệt triệt để nấm bệnh.

Thuốc được đăng ký đặc trị Sương mai/Khoai Tây, Thối rễ/ Hồ Tiêu, Loét sọc mặt cạo/ Cao su.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MATAXYL 500

MATAXYL 500
MATAXYL 500

Khoai tây: Sương mai: 

+ Liều lượng: 1.3 lít/ha

+ Lượng nước: 500 lít/ha

+ Phun thuốc khi tỷ lệ bệnh khoảng 5%

Hồ tiêu: Thối rễ

+ Liều lượng: 0.35%

+ Lượng nước 3 lít/ gốc

+ Tưới ướt đều gốc cây khi bệnh xuất hiện, tỷ lệ bệnh khoảng 5%

Cao su: Loét sọc mặt cao

+ Liều lượng: 0.35%

+ Lượng nước phun 600 – 800 lít/ha

+ Phun thuốc khi tỷ lệ bệnh khoảng 5-10%

Cây ăn trái: Pha 1 chai cho 400 lít nước. 

Thời gian cách ly: 7 ngày

Kỹ Sư Nông Học Tư Vấn Kỹ Thuật Miễn Phí 24/7

Đường dây nóng: 0776.742.300

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

———————————————————————————————

NCHUY.COM

Chuyên Thuốc BVTV _phân bón_ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp

Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn

Hotline kỹ sư Huy Nguyễn tư vấn kỹ thuật: 0776.742.300

1.Link web : KySuHuyNguyen

2.Link web: NCHUY.COM

3.Youtube : TrịBệnhChoCâyTrồng

FANPAGE: KỸ SƯ CÂY TRỒNG TỈNH ĐỒNG NAI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *