Mô tả
Mục Lục Bài Viết >>>
ORGANO TE ATT – PHÂN BÓN VI LƯỢNG CAO CẤP
THÀNH PHẦN ORGANO TE
CÔNG DỤNG ORGANO TE
- Bên cạnh đạm, lân, kali, trung vi lượng là thành phần dinh dưỡng nền tảng đóng vai trò quan trọng cho mọi giai đoạn phát triển của cây trồng.
- Hợp Trí Organo-TE cung cấp trung vi lượng dạng Chelate trên nền HỮU CƠ (nhập khẩu từ Công ty Nouryon Hà Lan), giúp cây trồng HẤP THU NHANH, HIỆU QUẢ CAO. Giúp cây phát triển toàn diện mọi giai đoạn: tược tốt, lá xanh dày, bông to, trái lớn, mẫu mã đẹp.
- Tăng sức chống chọi với thời tiết khắc nghiệt như hạn, mặn, nắng nóng & rét hại.
- Chống thiếu hụt trung vi lượng gây: vàng lá, cháy mép lá, rụng bông, rụng trái, trái sần sùi, kém chất lượng…
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ORGANO TE
CÂY TRỒNG : CÂY ĂN TRÁI (cam, chanh, quýt, bưởi, xoài, thanh long, sầu riêng, chôm chôm, nhãn,
mãng cầu …) LIỀU LƯỢNG 150 – 200 ml/ phuy 200 lít, lượng nước 800 – 2.000 lít/ha.
THỜI ĐIỂM – SỐ LẦN SỬ DỤNG :Giai đoạn dưỡng lá, dưỡng tược: 15 – 20 ngày phun 1 lần. Giai đoạn dưỡng hoa, nuôi trái: trước khi ra hoa phun 1 lần và giai đoạn nuôi trái phun 3 – 4 lần cách nhau 15 – 20 ngày/lần
RAU ĂN TRÁI (ớt, dưa leo, dưa hấu, bầu bí, khổ qua, đậu các loại …) 25 – 30 ml/25 lít, lượng nước 400 – 800 lít/ha. Phun thời điểm sau khi trồng 7 – 10 ngày, khi cây bắt đầu ra hoa và 3 – 4 lần cách nhau 7 – 10 ngày/lần trong giai đoạn nuôi trái.
RAU ĂN LÁ (rau bó xôi, cải ngọt, bông cải, bắp cải …)25 – 30 ml/25 lít, lượng nước 400 – 600 lít/ha.Phun 4 – 5 lần cách nhau 7 – 10 ngày/lần từ thời điểm 10 – 15 ngày sau trồng đến thu hoạch.
CÂY CÔNG NGHIỆP (cà phê, tiêu, điều …)150 – 200 ml/phuy 200 lít, lượng nước 800 – 1.600 lít/haPhun 2 – 3 lần trong giai đoạn nuôi trái, mỗi lần cách nhau 15 – 20 ngày.
HOA (hoa cúc, hoa vạn thọ, hoa hồng, hoa huệ, hoa cẩm chướng…) 25 – 30 ml/25 lít, lượng nước 400 – 600 lít/ha. Phun 4 – 5 lần cách nhau 7 – 10 ngày/lần từ thời điểm 10 – 15 ngày sau trồng đến thu hoạch.
LÚA 25 – 30 ml/25 lít, lượng nước 320 – 400 lít/ha. Phun 3 lần lúc nuôi đòng, trước trổ và sau trổ.
- Hỗ trợ chống nhiễm mặn, khô hạn, nắng nóng hoặc rét hại: phun liên tục 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày, phun thời điểm chiều mát.
- LƯU Ý
- Có thể pha chung với tất cả các loại phân bón lá và thuốc BVTV khác.
- Mặc đồ bảo hộ lao động khi phun. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.
- Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát. Để xa tầm tay trẻ em.
KIẾN THỨC NHÀ NÔNG CẦN BIẾT
1. Phân vi lượng là gì?
Phân vi lượng là hỗn hợp các chất hóa học bao gồm các nguyên tố cần thiết cho cây trồng như clo, sắt, kẽm, đồng, mangan,… Nếu cây trồng thiếu hoặc thừa có thể làm cây còi cọc, kém phát triển hoặc bị nhiễm kim loại nặng, ảnh hưởng đến chất lượng nông sản và sức khỏe con người. Không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng nó còn góp phần tạo nên hương vị đặc trưng của cây.
2. Một số biểu hiện khi cây trồng bị thiếu vi lượng
Khi cây trồng bị thiếu vi lượng, chúng sẽ có các biểu hiện bất thường trong sự sinh trưởng và phát triển của cây. Dưới đây là một số biểu hiện phổ biến mà dễ nhận biết nhất ở cây trồng bị thiếu vi lượng:
- Cây thiếu đồng (Cu): Các cây thiếu đồng thường xuất hiện tình trạng chảy gôm, với các cây ăn quả thì tính trạng này diễn ra nghiêm trọng hơn và cũng dễ nhận biết hơn. Nếu thiếu đồng trong thời kỳ ra quả thì trên trái dễ xuất hiện các vết hoại tử.
- Thiếu chất mangan (Mn): Ở các cây trồng thiếu mangan, phần thịt lá, bìa lá chuyển sang màu vàng nhưng các gân thì vẫn giữ màu xanh đậm
- Thiếu chất kẽm (Zn): Lá non ở các cây thiếu kẽm có phần bìa và gân màu xanh trong khi phần phiến lá giữa các gân thì chuyển vàng. Ít phân cành, rẽ nhánh và gần như các cành không phát triển, số lượng quả ít và có chất lượng kém.
- Thiếu chất sắt (Fe): Lá ở các cây trồng thiếu sắt sẽ chuyển sang màu xanh nhạt, các gân lá vẫn giữ màu đậm với phần thịt giữa các gân úa vàng. Có thể thấy rất rõ sự tách biệt màu sắc giữa các bộ phận trên lá. Nếu tình trạng thiếu sắt nghiêm trọng, toàn bộ lá chuyển sang màu vàng hoặc trắng.
- Thiếu chất clo (Cl): Thiếu clo dẫn đến tình trạng chuyển màu ở lá cây. Từ phần đỉnh, lá cây héo dần, chuyển sang vàng, nâu đồng rồi chết.
- Thiếu chất bo (B): Các lá non bị biến dạng, mỏng và có màu rất nhạt, bề mặt xuất hiện các đốm màu vàng, trắng. Trên thân và cuống lá sẽ có các vết nứt, hoa thì kém phát triển và chất lượng quả suy giảm.
- Thiếu chất Molypden: Cây kém phát triển, xuất hiện các đốm vàng có kích thước lớn lá cây.
Như vậy, hầu hết các biểu hiện của tình trạng thiếu dinh dưỡng ở cây trồng đều tương đối rõ ràng, có thể quan sát bằng mắt thường. Các triệu chứng cũng dễ phân biệt, ít gây nhầm lẫn cho bà con nông dân.
3. Tác dụng của phân vi lượng đối với cây trồng
Đối với cây trồng, phân vi lượng vô cùng quan trọng. Nó quyết định đến sự phát triển và độ bền, năng suất của cây trồng. Việc thiếu hay thừa phân vi lượng đều rất ảnh hưởng đến cây trồng. Chúng ta cần quan tâm để ý đến cây trồng để có thể cung cấp đủ vi lượng cần thiết cho cây trồng.
Tác dụng phân bón vi lượng: bổ sung vi lượng cần thiết cho cây trồng; ổn định pH và kích thích ra rễ cực mạnh giúp cây sử dụng phân bón hiệu quả; Tăng tốc độ vận chuyển dinh dưỡng, giúp quả lớn nhanh, đồng đều, chống nứt trái; Tăng phẩm chất, hương vị của trái (mỏng vỏ, mọng nước, trái lớn đều, bóng đẹp,…; Hạn chế vàng lá thối rễ, đẩy nhanh tiến trình phục hồi cây vàng lá thối rễ.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.