CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH BƯỚU RỄ TRÊN CÂY LÚA DO TUYẾN TRÙNG GÂY RA - Huy Nguyễn

Cửa hàng

Home NÔNG NGHIỆP BẢO VỆ THỰC VẬT PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO CÂY CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH BƯỚU RỄ TRÊN CÂY LÚA DO TUYẾN TRÙNG GÂY RA

CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH BƯỚU RỄ TRÊN CÂY LÚA DO TUYẾN TRÙNG GÂY RA

Hỗ trợ: 0933.067.033

Cây Lúa

Mua Hàng Hotline: 0919817033 - 0933067033

Mô tả

Mục Lục Bài Viết >>>

Xin cảm ơn!

Triệu chứng:

Bệnh thường xảy ra vào giai đoạn cây lúa khoảng một tháng tuổi. Bệnh phát triển mạnh trên đất cạn và ẩm, đây là loài tuyến trùng háo khí, chúng ngừng phát triển trong đất ngập nước.

Cây lúa bị bệnh thường bị lùn, lá hơi vàng, tăng trưởng chậm. Nhổ rễ lên, thấy rễ vẫn trắng tốt nhưng bị ngắn lại, bướu xuất hiện ở nhiều đoạn của rể hoặc ở chóp  rể. Nơi có ổ tuyến trùng bị phù to tạo bướu 1-2 mm.

Khi bị tuyến trùng tấn công và ký sinh, cây lúa bị bệnh bướu rể nên tốn nhiều phân bón và cây lúa phát triển kém.

Ngoài ra, trong suốt giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, tuyến trùng gây hại tạo ra các vết bệnh làm trắng lá và từ phần đọt bông hoặc gốc lá trở lên.

Vết bệnh trên lá hoặc đọt bông chuyển sang màu xanh nâu, sau thành nâu thẫm và xoắn lại.

Lá non xoắn và không trỗ thoát, thậm chí bị phá hủy, phần phía dưới chun xuống trông giống vết sâu năn.

Nguyên nhân:

Bệnh bướu rể lúa do tuyến trùng Meloidogyne graminicola.

Đây là loại tuyến trùng nội ký sinh, ấu trùng có dạng con sán (lãi) kim. Khi phát triển giới tính, tuyến trùng cái đổi thành dạng hình quả lê, trong khi tuyến trùng đực vẫn giử dạng lãi kim. Tuyến trùng cái đẻ trứng bên trong bướu.

Tuyến trùng cần khoảng 41 giờ để đầu tuyến trùng xâm nhập được vào mô phân sinh rễ. Tế bào vỏ rễ bắt đầu nở to và sinh sản nhanh để thành lập bướu trong vòng 72 giờ. Sau khi xâm nhiễm 4 ngày, các đại tế bào được thành hình.

Trong một bướu có thể có đến 62 con tuyến trùng, trong đó có đến 45 con cái đang đẻ trứng.

Vòng đời của tuyến trùng có thể từ 26-51 ngày, tùy điều kiện và tuyến trùng có thể kích thích sự phát triển ở mô phân sinh, mô vỏ, biểu bì trong, chu luân, mô mộc.

Đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh

– D. Angutus là loài ngoại ký sinh, sử dụng thức ăn ở các bộ phận cây còn non. Ở giai đoạn mạ, có thể tìm thấy tuyến trùng xung quanh phần ngọn mới phát triển của lúa, trên đất trũng có thể tìm thấy chúng ở tất cả các bộ phận của cây.

– Giữa vụ: tuyến trùng trú ngụ ngay trên gốc rạ khi nước ruộng đã khô cạn, các mô bẹ hoặc lá bệnh, chúng có thể hoạt động mạnh trên các chồi chét trên gốc rạ, cây lúa mọc tự nhiên ngoài ruộng hoặc lúa dại và nhiều cây ký chủ khác.

– Tuyến trùng hoạt động trở lại trong nước sau 7 – 15 tháng nhưng có thể không xâm nhiễm vào cây, số lượng tuyến trùng giảm đi sau thu hoạch lúa và chúng có thời gian qua đông giữa các thời vụ.

– Ở điều kiện ngập úng, tuyến trùng mất khả năng hoạt động ít nhất là 4 tháng, song trên đất nhiễm tuyến trùng để khô trong 6 tuần thì vết bệnh xoắn ngọn chỉ xuất hiện sau cấy lúa 2 tháng.

– Ở Việt Nam, hiện nay với sự chuyển đổi cơ cấu giống lúa thì hàng loạt các giống lúa lai nhập nội và trong nước đã xuất hiện trở lại triệu chứng do tuyến trùng D. Angutus thuộc nhiều tỉnh thành. Các giống như Q5, Khang mằn, Tạp giao 1, Tạp giao 5, Khang dân,…. trồng phổ biến ở nhiều vùng miền Bắc Việt Nam bị nhiễm trùng.

Các biện pháp phòng trị chủ yếu:

Không để ruộng mất nước bệnh sẽ phát triển mạnh.

Khi cây lúa bị bướu rể bơm nước và giữ nước ngập liên tục 5-7 ngày.

Đốt tàn dư sau thu hoạch ở những chân ruộng bị nhiễm nặng. Đồng thời, tiến hành cày ải trước mỗi vụ gieo trồng.

Sử dụng cây luân canh không phải là ký chủ của loài D. Angutus.

Chọn đất không nhiễm tuyến trùng để gieo mạ. Tránh để gốc rạ trên đồng ruộng mọc lúa chét, lúa mọc hoang và cỏ dại ngăn chặn sự tồn tại và phát triển lây lan sang vụ sau.

Không tưới nước theo rãnh, hoặc mương máng chảy tràn làm lây lan nguồn tuyến trùng trên ruộng lúa.

Chọn giống có khả năng chống lại tuyến trùng.

Sử dụng các loại thuốc có hoạt chất sau để phòng và trị tuyến trùng:

+ Chitosan ( Chitosan super, Nano Chitosan, Vino Root ).

+ Nấm xanh, nấm trắng, nấm tím.

+ Tervigo

+ Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin

+ Clinoptilolite

Tư vấn kỹ thuật: 0933.067.033

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH BƯỚU RỄ TRÊN CÂY LÚA DO TUYẾN TRÙNG GÂY RA”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH BƯỚU RỄ TRÊN CÂY LÚA DO TUYẾN TRÙNG GÂY RA
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH BƯỚU RỄ TRÊN CÂY LÚA DO TUYẾN TRÙNG GÂY RA Hỗ trợ: 0933.067.033