MÁCH NHÀ NÔNG MỘT SỐ MẸO DƯỠNG CÂY ĂN TRÁI ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
Mục Lục Bài Viết >>>
MÁCH NHÀ NÔNG MỘT SỐ MẸO
DƯỠNG CÂY ĂN TRÁI ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
Việc đạt năng suất cao không đồng nghĩa với việc vườn cây ăn trái phát triển tốt và ngược lại. Có vườn phát triển rất tốt mà năng suất không đạt. Có vườn năng suất rất cao trong vụ này nhưng vụ sau thì giảm mạnh. Mục tiêu của bất kỳ bà con nào cũng muốn là cây phát triển bền vững và thu hoạch khả quan trong mỗi vụ mùa. Dưới đây NCHUYVN.COM mách bà con một số cách chăm sóc, dưỡng cây để đạt hiệu quả cao
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG CÂY ĐÚNG CÁCH
KỸ THUẬT TƯỚI TIÊU ĐỂ DƯỠNG CÂY TRỒNG
Tưới tiêu là yếu tố kỹ thuật không thể thiếu khi trồng cây ăn trái. Việc chủ động tưới nước hoặc tiêu nước là để đảm bảo độ ẩm thích hợp của đất. Ảnh hưởng chủ đạo tới năng suất và chất lượng của vườn cây.
Bà con cần phân biệt giống cây trồng ưa ẩm (chôm chôm, sầu riêng, măng cụt …) và các giống chịu hạn (điều, xoài…). Những giống ưa ẩm thường yêu cầu lượng mưa từ 2000mm đến 5000mm/năm. Các giống chịu hạn sẽ yêu cầu lượng mưa từ 500mm đến 1500mm/năm. Như vậy, ngay từ ban đầu bà con có thể xác định nên trồng cây ăn trái loại nào phù hợp với khí hậu vườn trồng.
Khi cây ăn trái trong giai đoạn kiến thiết bà con cần tưới nước phù hợp. Nếu tưới quá ít thì những cây ưa nước sẽ không phát triển. Nếu dư nước thì chúng có thể chết vì úng nước. Tùy theo loại cây ăn trái mà độ ẩm giai đoạn này giao động từ 65% tới 80% độ ẩm tối đa.
Khi cây trưởng thành, yêu cầu về nước cao hơn. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn của cây trưởng thành sẽ yêu cầu lượng nước khác nhau. Để kích thích hình thành hoa thì trước khi ra hoa cây cần độ ẩm thấp. Một số cây như chôm chôm, xoài sẽ ra đọt non nếu gặp mưa giai đoạn ra hoa vì độ ẩm cao.
KỸ THUẬT CẮT CÀNH TẠO TÁN
Việc cắt tỉa thực hiện ngay trong giai đoạn kiến thiết sẽ giúp trọng tâm cây ổn định. Khi cây trong giai đoạn kinh doanh cũng định kỳ thực hiện công việc này. Như vậy, cây mới có thể tập trung dinh dưỡng để nuôi trái.
Bà con thực hiện định kỳ việc cắt bỏ các cành sâu bệnh. Loại bỏ các cành vượt. Làm định kỳ hàng tháng để vườn cây được thông thoáng, giảm sâu bệnh.
- Trong giai đoạn kiến thiết: Cây chỉ nên để từ 3 đến 4 cành chính tỏa đều tứ phía. Về sau cắt tỉa tùy thuộc vào độ phát triển của từng giống cây. Về cơ bản, nên cắt tỉa những cành nhỏ yếu cong queo, những cành nơi quá dày.
- Giai đoạn kinh doanh: Cắt bỏ những cành đã mang trái không nằm trong tán. Loại những cành sâu bệnh hoặc vươn xa tán để giúp cây đâm chồi mạnh đồng loạt. Những chồi mới khỏe mạnh làm tiền đề cho năng suất vụ sau.
Lưu ý khi cắt tỉa:
- Tỉa cành tạo tán theo hình chữ Y. Như vậy, ánh sáng sẽ lọt được vào trong. Giúp cây có thể ra hoa kết trái khu vực trong tán thuận lợi.
- Cắt tỉa vào sát thân. Dùng nước vôi trong quét từ gốc lên. Cẩn thận có thể quét vào vết cắt để khử trùng.
- Lựa chọn ngày nắng ráo để thực hiện cắt tỉa. Tránh ngày mưa ẩm để sâu bệnh không lây lan qua vết cắt.
LÀM CỎ CHO CÂY ĂN TRÁI
Khi lựa chọn canh tác cây ăn trái, bà con thường gặp nhiều cỏ dại trong vườn. Tuy nhiên, không phải loài cỏ dại nào cũng ảnh hưởng tiêu cực tới vườn cây. Bà con cần xác định và loại trừ những loại cỏ dại không mong muốn. Không nên trừ bỏ tất cả vì có những loại cỏ dại có ích cho vườn cây.
- Xác định cỏ dại: những thực vật phát triển trong vườn không mong muốn. Gây cản trở cho việc canh tác. Gây cản trở cho hoạt động của con người hoặc cạnh tranh dinh dưỡng trực tiếp với cây.
- Làm cỏ thủ công: bằng cách nhổ cỏ trực tiếp. Khi xác định thành phần cỏ dại không mong muốn, có thể thực hiện nhổ cỏ thủ công.
- Phát cỏ bằng máy: Sử dụng máy phát cỏ để loại trừ cỏ mọc trên mặt đất. Cỏ sẽ phát triển trở lại sau một thời gian. Cách này có thể giữ lại gốc cỏ, tránh rửa trôi và giúp đất thông thoáng.
- Xới cỏ: dùng máy xới để xới cỏ. Có thể diệt cỏ tận gốc. Sau khi xới cần thu gom lại và mang ra khỏi vườn.
BÓN PHÂN HỢP LÝ ĐỂ DƯỠNG CÂY TỐT NHẤT
Trong quá trình canh tác cây ăn trái, việc bón phân là yếu tố vô cùng quan trọng để cây đạt năng suất cao. Dưới đây là loại phân bón chuyên dưỡng cây ăn trái được kỹ sư khuyên dùng:
PHÂN BÓN HỮU CƠ NIKA XCROP – CHUYÊN GIA PHÁT TRIỂN RỄ, NUÔI TRÁI, DƯỠNG TRÁI
THÀNH PHẦN NIKA XCROP
Tổng số Hữu cơ: 40%
– Organic Carbon: 16%
– Nitrogen: 2.5%
– K2O: 6%
CÔNG DỤNG NIKA XCROP:
Bổ sung chất hữu cơ cho đất, kích thích bộ rễ phát triển khỏe mạnh, kích thích sự phát triển hệ vi sinh vật trong đất, giải phóng các chất dinh dưỡng bị cố định trong đất.
– Cơi đọt mới ra dày, xanh mập, Tán lá phát triển khỏe mạnh nhờ khả năng cung cấp đầy đủ, kịp thời của dinh dưỡng và chất kích thích sinh học tự nhiên.
– Nuôi trái, dưỡng trái, lớn trái, và lên màu, giúp tẩy da lu, da cám, giúp sáng quả, đẹp quả.
– Tăng khả năng chống chịu với các điều kiện thời tiết bất lợi: mặn, hạn, ngập úng
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NIKA XCROP
Dùng để tưới gốc, kích bộ rễ.
– Pha với tỉ lệ 1 lít thuốc / 120 lít nước tưới gốc, sau đó tưới xả lại (như rãi phân xong tưới nước).
– Pha với tỉ lệ 1 lít thuốc / 1.000 lít nước tưới gốc, không cần tưới xả lại
Kỹ Sư Nông Học Tư Vấn Kỹ Thuật Miễn Phí 24/7
Đường dây nóng: 0776.742.300
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
———————————————————————————————
NCHUY.COM
Chuyên Thuốc BVTV _phân bón_ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn
Hotline kỹ sư Huy Nguyễn tư vấn kỹ thuật: 0776.742.300
1.Link web : KySuHuyNguyen
2.Link web: NCHUY.COM
3.Youtube : TrịBệnhChoCâyTrồng
FANPAGE: KỸ SƯ CÂY TRỒNG TỈNH ĐỒNG NAI