CÂY TRỒNG KHÔ CÀNH KHÔ QUẢ? ĐỪNG LO, Ở ĐÂY CÓ
Chat hỗ trợ
Chat ngay
KHO CANH KHO QUA 2
TIN TỨC NÔNG NGHIỆP

CÂY TRỒNG KHÔ CÀNH KHÔ QUẢ? ĐỪNG LO, Ở ĐÂY CÓ GIẢI PHÁP!

Posted On Tháng Sáu 26, 2024 at 11:56 sáng by / No Comments

Xin cảm ơn!

CÂY TRỒNG KHÔ CÀNH KHÔ QUẢ? ĐỪNG LO, Ở ĐÂY CÓ GIẢI PHÁP!

Bệnh khô cành khô quả trên cây trồng xuất hiện nhiều trong mùa mưa khiến cho chất lượng và sản lượng cây trồng bị sụt giảm. Vậy nguyên nhân do đâu và giải pháp như thế nào, hãy cùng tìm hiểu nhé!

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH KHÔ CÀNH KHÔ QUẢ

KHÔ CÀNH KHÔ QUẢ - NCHUYVN.COM
KHÔ CÀNH KHÔ QUẢ – NCHUYVN.COM

Bệnh khô cành khô quả chủ yếu do một loài nấm có tên gọi Colletotrichum Cofeanum Noack gây ra. Ngoài ra, bệnh có thể sinh ra bởi một số vi khuẩn như Pseudomonas syringea, P. garcae, hoặc do bị khô cành sinh lý (còn gọi là bệnh die-back).

Bệnh gây rụng quả non giảm năng suất, cành khô héo nhiều gây khuyết tán, mất cành dự trữ, ảnh hưởng thêm năng suất vụ sau. Trường hợp bệnh nặng sẽ lây lan nhanh chóng, nếu không phòng trừ kịp thời còn làm khô cành khô quả trên diện tích lớn gây ảnh hưởng đến sinh trưởng, thậm chí chết cây trên diện rộng.

TRIỆU CHỨNG BỆNH KHÔ CÀNH KHÔ QUẢ

KHÔ CÀNH KHÔ QUẢ - NCHUYVN.COM
KHÔ CÀNH KHÔ QUẢ – NCHUYVN.COM

Bệnh gây hại trên quả, cành và lá. Cà phê, chè thường bị nhiều hơn cả

Ban đầu bệnh có thể quan sát thấy thông những vết nhỏ màu vàng nâu hoặc nâu xuất hiện trên quả, cành, lá. Sau lan rộng ra xung quanh, vết bệnh lõm xuống dần chuyển thành nâu sẫm, cành lá quả nhiễm bệnh bị khô héo rồi chuyển sang màu đen và gãy rụng.

Bệnh thường thối đen đầu quả, gây rụng quả non. Bệnh cũng có thể xuất hiện tại cuống quả, vị trí tiếp xúc giữa 2 quả liền kề, những nơi mà nước có thể đọng lại.

Trên cành, bệnh thường xuất phát từ vị trí đốt cành.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH KHÔ CÀNH KHÔ QUẢ

Biện pháp canh tác:

KHÔ CÀNH KHÔ QUẢ - NCHUYVN.COM
KHÔ CÀNH KHÔ QUẢ – NCHUYVN.COM

Sử dụng các giống cây trồng năng suất cao, sinh trưởng mạnh, có khả năng kháng bệnh tốt.

– Trồng cây ở mật độ thích hợp, tránh trồng dày để đảm bảo độ thông thoáng.

– Tránh bón phân dư đạm, vì sẽ làm vườn cây rậm rạp, dễ nhiễm bệnh.

– Cần có hệ thống thoát nước thật tốt sau khi mưa, tránh ẩm độ cao trong vườn.

– Trong mùa mưa, thường xuyên vệ sinh vườn cây, trừ cỏ dại và cắt tỉa cành chết, cành vô hiệu nằm khuất trong tán để tạo sự thông thoáng.

– Cắt tỉa cành bệnh, mang tiêu hủy ngay khi vừa phát hiện

– Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện bệnh và xử lý kịp thời

Biện pháp hóa học:

Vào đầu mùa mưa và trong suốt mùa mưa, có thể phun phòng bệnh bằng các thuốc trị nấm, thuốc trừ vi khuẩn, đặc biệt các thuốc gốc đồng gốc bạc cho thấy kết quả tốt. Phun mỗi lần cách nhau 1 tháng, mỗi năm phun 2 – 4 lần tùy theo tình hình thời tiết mưa nhiều hay ít.

Sản phẩm khuyên dùng trị khô cành khô quả

SHUT 677WP – BÀ CON KHÔNG CÒN LO LẮNG VỀ BỆNH NẤM HỒNG

SHUT 677WP - NCHUYVN.COM
SHUT 677WP – NCHUYVN.COM

THÀNH PHẦN SHUT 677WP

  • Propineb …….. 615g/kg
  • Hexaconazole …….. 62g/kg
  • Phụ gia

CÔNG DỤNG SHUT 677WP

SHUT 677WP - NCHUYVN.COM
SHUT 677WP – NCHUYVN.COM
  • SHUT 677WP – Làm khô nhanh vết bệnh, cô lập vết bệnh, chặn đứng nhanh nấm bệnh vàng lá lan, được cây trồng hấp thu nhanh nên hạn chế bị rửa trôi.
  • Có hiệu lực kéo dài, giữ bộ lá xanh lâu, giúp lượng mủ tăng ổn định. Đặc trị 4 bệnh chính trên cao su (Vàng rụng lá Corynespora, Phấn trắng, Nấm hồng, Héo đen đầu lá)  và 3 bệnh chính trên cà phê (Rỉ sắt, Nấm hồng, Khô cành khô quả)

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SHUT 677WP

SHUT 677WP - NCHUYVN.COM
SHUT 677WP – NCHUYVN.COM

Lúa: Khô văn, Lem lép hạt, Vàng lá. 1kg/ha.  Lượng nước phun: 500 – 600 lít/ha

Cao su: Nấm hồng, Phấn trắng, Vàng rụng lá. 0.2%. Lượng nước phun: 600 – 800 lít/ha. Phun ướt bề mặt lá, phun khi bệnh chớm xuất hiện

Cà phê: Nấm hồng. 0.2%. Lượng nước phun: 600 – 800 lít/ha. Phun ướt bề mặt lá, phun khi bệnh chớm xuất hiện

Cà phê: Rỉ sắt. 0.2%. Lượng nước phun: 600 – 800 lít/ha. Phun ướt bề mặt lá, phun khi bệnh chớm xuất hiện

Thanh long: Đốm nâu. 0.16%. Phun ướt đều dây (nhánh) và trái

Với bệnh Rỉ sắt cà phê: Có thể tăng liều lên 0.3% (300g/ 100 lít nước).

Với bệnh Nấm hồng cao su: Phun phù lên phía trên và dưới vết bệnh 20 – 25cm và có thể tăng liều lên 0.3% (300g/100 lít nước).

Với bệnh Vàng rụng lá: Phun phủ tới ngọn, ướt đều tán lá, chồi non.

Phun ít nhất 2 lần, cách nhau 7 – 10 ngày.

Thời gian cách ly: 14 ngày.

Để quản lý tối đa nấm bệnh nên kế hợp 400g SHUT 677WP và 250ml MOLTOVIN 380SC pha cho 200 lít nước.

Kỹ Sư Nông Học Tư Vấn Kỹ Thuật Miễn Phí 24/7

Đường dây nóng: 0776.742.300

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

——————————————————————————————————

HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM

Chuyên Thuốc BVTV _phân bón_ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp

Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn

Hotline kỹ sư Huy Nguyễn tư vấn kỹ thuật: 0776.742.300

1.Link web : KySuHuyNguyen

2.Link web: PhanThuocVietNam

3.Youtube : TrịBệnhChoCâyTrồng

FANPAGE: KỸ SƯ CÂY TRỒNG TỈNH ĐỒNG NAI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *